Tìm hiểu về viêm loét dạ dày và ung
thư thư dạ dày
1. Ung thư dạ dày:
Ung thư dạ dày (bao tử)
thường gặp, ở nam giới chỉ sau các ung thư gan và phổi, ở phụ nữ hàng thứ tư.
Bệnh âm thầm nên biết trễ và trị khó. Ít ai ngờ bệnh dữ lại có thể phòng tránh được.
Dạ dày là cái túi rỗng, một
khối nhỏ thường chẳng gây xáo trộn gì. Bệnh “câm nín” rất lâu, khi “lên tiếng”
thì xấu rồi. Ban đầu mập mờ, chỉ có cảm giác ăn không tiêu. Bệnh nhiều mới gây
ra cơn đau vùng bụng trên, khó tiêu dai dẳng và không thèm ăn. Trễ hơn có ói
mửa, tiêu phân đen, sút cân mau lẹ.
Có người không tin bác sĩ
nói có bệnh, để 6 tháng hoặc cả năm bệnh trổ rõ mới đi trị, uổng lắm! Chẳng
thế, tính ra cứ mỗi 5 người bệnh thì có 4 người khi phát hiện, bệnh đã trở
thành khó trị.
Người trên 40 tuổi ăn không tiêu
dai dẳng, nên hỏi bác sĩ có cần soi dạ dày không. Thầy thuốc đưa ống soi mềm
qua họng xuống đến dạ dày, thấy gì nghi ngờ thì chụp hình và làm sinh thiết.
Ống soi mềm mại, thao tác của bác sĩ nhẹ nhàng. Vậy nên đừng vì sợ nội soi màmất
đi cơ hội phát hiện sớm.
Chụp hình dạ dày cũng thông
dụng. Uống một chất gọi là barýt rồi chụp nhiều phim X-quang lấy hình của dạ
dày và tá tràng. Bác sĩ đọc phim có thể thấy được các điều bất thường.
Việc lựa chọn điều trị tùy
thuộc bệnh ở giai đoạn nào, tổng trạng và ý muốn của người bệnh. Bác sĩ chia ra
hai nhóm mổ cắt được và không cắt được.
Nếu ung thư còn nhỏ, bác sĩ
cắt dạ dày bán phần, nhằm lấy phần dạ dày mang ung thư và bảo đảm lằn mức an
toàn mô lành, phần còn lại của dạ dày đem nối với ruột non để thức ăn vẫn lưu
thông được.
Nếu cần thì nạo các hạch
lymphô. Cắt toàn phần là lấy trọn dạ dày và có thể lấy thêm cơ quan ở gần (lá
lách chẳng hạn) khi ung thư ăn lan quá nhiều hoặc nằm ở phần trên (tâm vị) của
dạ dày.
Phải đem thực quản nối với
ruột non. Xạ trị dùng chùm tia phóng xạ giết các tế bào ung thư. Xạ trị trước
mổ làm xọp khối bướu để dễ mổ cắt đi. Xạ trị sau mổ nhằm tiêu diệt các tế bào
ung thư còn sót.
Hóa trị dùng thuốc luân lưu
khắp cơ thể giết các tế bào ung thư đã lan ra ngoài dạ dày, cũng dùng cho di
căn xa hoặc làm bớt các triệu chứng thời kỳ trễ. Có thể kết hợp hóa và xạ trị.
Với loại lymphôm dạ dày, hóa trị thường có hiệu quả. Và trong số những trường hợp mổ được, có
khoảng 40% trị tốt.
Nhiều người không ngờ ung
thư sát thủ này lại do con vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori ở trong dạ dày,
liên thủ với chế độ ăn mặn và khói thuốc lá. Do đó, ung thư này khó trị nhưng
lại có thể phòng tránh.
Thấy có triệu chứng như viêm
loét dạ dày nên xin bác sĩ tư vấn soi dạ dày và xét nghiệm vi khuẩn H. pylori
để có xử lý thích hợp. Nên ăn nhiều rau trái củ tươi. Tránh chế độ ăn mặn (cá
khô mắm, mắm tôm, rau cải làm dưa, cà pháo, kim chi...). Tránh xa khói thuốc
lá. Uống rượu ít thôi.
2. Viêm loét dạ dày: Nhiều biến chứng khó lường
Viêm loét dạ dày ngày càng
gia tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa ở nước ta. Bệnh tuy không đe dọa đến tính
mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, nếu không được chữa
trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
10 tuổi đã thủng dạ dày
Tại khoa Phẫu thuật trẻ em -
BV Việt Đức, những năm gần đây số trẻ được phẫu thuật dạ dày ngày càng tăng,
trung bình 5-7 ca/tháng. Như trường hợp bệnh nhi Nguyễn Thành N., 10 tuổi (ở
Hưng Yên) được đưa vào cấp cứu trong tình trạng đau đột ngột, vật vã, nôn ra
máu... Kết quả thăm khám khẳng định bé bị thủng dạ dày do viêm loét. Rất may N.
được mổ cấp cứu kịp thời nên tránh nguy hiểm tới tính mạng
Đáng chú ý, nếu như đau dạ
dày trước kia chỉ gặp ở người lớn thì ngày nay, số trẻ em mắc bệnh cũng chiếm
tỷ lệ đáng kể do học tập căng thẳng, thức khuya, ăn uống không điều độ
Nguy hiểm hơn, đa phần trẻ
viêm loét dạ dày nhập viện trong tình trạng muộn do viêm loét dạ dày ở trẻ em
tiến triển rất nhanh. Bệnh nếu không được điều trị sẽ khiến trẻ bị suy dinh
dưỡng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, đặc biệt là biến chứng gây hẹp môn
vị.
Viêm loét dạ dày – nhiều
biến chứng khó lường
Viêm loét dạ dày không chỉ
ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống mà còn gây ra nhiều biến chứng như xuất
huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị.
Các biến chứng này nếu không
được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng và không điều trị triệt
để dễ dẫn đến ung thư dạ dày, một dạng ung thư thường gặp, chiếm vị trí hàng
đầu trong các ung thư đường tiêu hóa.
Đau dạ dày rất dễ dẫn đến
nhiều biến chứng khó lường, nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày
Cắt cơn đau dạ dày không khó
nhưng nếu chỉ dùng thuốc trị triệu chứng mà quên bảo vệ niêm mạc dạ dày, hạn
chế bội nhiễm H.Pylori, thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt của người bệnh thì
viêm loét dạ dày rất dễ tái phát. Vì vậy, đau dạ dày tuy không phải nan y nhưng
rất khó để chữa khỏi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét